Tất tần tật về dung dịch xử lý khí thải cho động cơ

Nước xử lý khí thải động cơ Diesel EuroX DEF được sản xuất bởi Madin Chem trên dây chuyền hoàn toàn tự động với tiêu chuẩn được kiểm định chất lượng bởi VDA (Hiệp Hội Ô Tô Công Nghiệp Đức).

Công nghệ AdBlue đang ngày càng xuất hiện trong các loại xe ô tô chạy bằng động cơ diesel mới giúp giảm lượng khí thải. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về dung dịch AdBlue và các vấn đề liên quan.
Nếu chiếc xe diesel của bạn được sản xuất vài năm trở lại đây, bạn có thể đã thấy một cái nắp phụ thứ hai nhỏ hơn bên cạnh bộ phận nắp thùng dầu (diesel). Nếu nắp đó được đánh dấu ‘AdBlue’ thì xe của bạn được trang bị công nghệ xử lý khí thải thông minh.
Đó là cách truyền thông, tạp chí nước ngoài nói về AdBlue, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam bạn sẽ khó tìm thấy phương tiện nào đang sử dụng AdBlue vì Việt Nam vẫn chấp nhận chuẩn Euro 2 vì thế AdBlue vẫn là cái tên xa lạ đối với chúng ta. Vậy AdBlue là gì?

Adblue là gì?

AdBlue là thương hiệu bản quyền được đăng ký bởi VDA (The German Association of the Automotive Industry) cho hợp chất AUS 32(Aqueous Urea Solution) – dung dịch Urea 32,5%. Hợp chất này được sử dụng cho hệ thống Giảm xúc tác chọn lọc (SCR) để giảm Oxit Nitơ thải ra từ các động cơ diesel.

AdBlue là dung dịch Urea có độ tinh khiết cao và được xử lý kim loại nặng gần như hoàn toàn. Adblue không độc hại và an toàn để xử lý. Nó không gây nổ, không cháy và không gây hại cho môi trường. AdBlue được xếp vào nhóm có nguy cơ thấp nhất đối với các loại chất lỏng cho phép vận chuyển. AdBlue không phải là nhiên liệu, cũng không phải phụ gia nhiên liệu và cần phải được sử dụng trong một bồn chứa chuyên dụng trong chiếc xe hạng nặng của bạn. Cách nạp(đổ) AdBlue tương tự như việc tiếp nhiên liệu diesel/xăng. Nếu bạn đổ AdBlue tràn ra ngoài tay của bạn, bạn chỉ cần rửa nó bằng nước.
*AdBlue còn được biết đến cái tên DEF( Diesel exhaust fluid)

Tại sao chúng ta cần AdBlue?

Các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắc khe hơn đối với các nhà sản xuất Ô Tô do vấn đề môi trường. Tiêu chuẩn khí thải Euro 6 bắt đầu có hiệu lực vào năm 2016 và ảnh hưởng đặc biệt đến động cơ diesel. Để tuân thủ các quy định mới, các nhà sản xuất xe hơi đã phải tập trung vào việc giảm thiểu lượng khí thải nitrogen-oxide có hại.

Công nghệ ‘Giảm xúc tác chọn lọc’ (SCR) là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để đưa động cơ diesel đạt tiêu chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn Euro 6. Nó được nhiều nhà sản xuất ô tô sử dụng: Audi, BMW, Volkswagen và Mercedes. Một hệ thống SCR, bơm một lượng dung dịch Urea (AdBlue) nhỏ vào khí thải xe. Mercedes với dòng công nghệ BlueTEC hay Citroen BlueHDi đều sử dụng công nghệ SCR kết hợp với AdBlue.

AdBlue hoạt động như thế nào?

AdBlue là chất lỏng không độc, không màu với 2 thành phần chính là: nước cất và urea. Để đạt tiêu chuẩn Euro 6, những chiếc xe chạy bằng dầu diesel gần đây sử dụng công nghệ SCR để bơm hợp chất này vào hệ thống khí thải của xe. Dung dịch Urea kết hợp với khí thải tạo ra khí nitơ và ôxy trở nên vô hại với môi trường bằng cách phân hủy các Oxit Nitơ đơn (Thành phần gây ô nhiểm chính của động cơ Diesel) .

Công nghệ này đã được sử dụng trong xe ô tô, buýt và xe tải nặng trong một thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó đã được chứng minh và độ tin cậy đã được chứng minh.

Xe của bạn có sử dụng AdBlue không?

Công nghệ SCR với AdBlue ngày càng trở nên phổ biến, nhưng chưa được phổ biến. Nếu xe của bạn được nhập khẩu gần đây với tiêu chuẩn của Mỹ hoặc Châu Âu, rất có thể xe của bạn đã có công nghệ AdBlue. Nhiều người không biết điều này cho đến khi đèn cảnh báo xuất hiện trên bảng điều khiển thông báo bổ sung AdBlue. Vì hệ thống SCR không có ảnh hưởng gì đến việc vận hành của xe, và cũng không có đồng hồ báo mức còn lại của AdBlue như nhiên liệu Diesel.
Nếu bạn không biết xe của bạn có sử dụng AdBlue hay không, thì bạn có thể tìm hiểu trong sổ hướng dẫn sử dụng xe. Bạn có thể kiểm tra nó để biết vị trí của nắp AdBlue – nếu nó không được đề cập, có thể SCR không được trang bị trên xe của bạn. Còn nếu có bạn hãy coi vị trí chính xác của nắp nạp AdBlue. Thông thường thì nắp nạp AdBlue ở bên cạnh bộ phận nạp nhiên liệu, nhưng có một số xe du lịch lại để nắp AdBlue dưới tấm trải của sàn xe.

Làm thế nào để nạp (đổ) AdBlue vào bình chứa trên xe?

Nếu bạn cần di chuyển một quảng đường dài và không chắc về việc AdBlue đã hết hay chưa? Bạn hãy tiến hành kiểm tra và tránh tình trạng AdBlue bị cạn, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới động cơ và hệ thống SCR cũng như hệ thống xả khí thải của xe.
Việc nạp AdBlue khá đơn giản. Tốt nhất bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe của bạn, nhưng thông thường bạn chỉ cần mở nắp phụ AdBlue, sau đó rót AdBlue vào bình chứa. Trong trường hợp bình chứa lớn đòi hỏi phải có một vòi phun nối. Bạn có thể mua một vòi phun nối từ đại lý nếu bình chứa bạn quá to, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho quá trình đổ AdBblue đồng thời tránh bị đổ ra ngoài.

Một số xe yêu cầu sử dụng nẹp bánh xe để vặn lại nắp bình AdBlue, và hầu hết yêu cầu bạn đổ một lượng tương đối (thường khoảng ba đến năm lít) khi nạp lại, để thôi cảnh báo từ AdBlue.
Mặc dù không độc, AdBlue có tính ăn mòn và có thể gây kích ứng da, mắt và phổi, do đó rửa tay sau khi làm đầy. Hãy rửa sạch khi bị tràn ra ngoài, vì AdBlue có thể hư sơn.

Định mức tiêu hao của AdBlue?

Mỗi loại phương tiện sẽ có mức tiêu hao khác nhau, Tuy nhiên Volkswagen Passat ước tính tầm 1,5 lít/1000km (dòng xe du lịch). Với lượng tiêu hao như vậy, thường thì đối với các dòng xe du lịch sẽ chỉ cần châm Adblue khi bạn bảo dưỡng định kỳ.

Có nên dự trữ AdBlue trong cốp xe?

Có thể bạn sẽ nghĩ để chắc chắn mình nên dự trữ AdBlue trong cốp xe. Tuy nhiên nhà sản xuất xe cũng như nhà sản xuất AdBlue không khuyến khích bạn làm vậy. Vì lo ngại vấn đề tràn, đổ sẽ gây ảnh hưởng tới xe của các bạn. Ngay cả khi bạn sử dụng không hết 1 bình AdBlue được đóng gói sẵn, bạn cũng không nên để lâu vì khi tiếp xúc với không khí các chất độc hại trong không khí sẽ làm biến đổi tính chất của AdBlue.

Chất lượng của dụng dịch DEF dựa trên những yếu tố nào?

Chất lượng của dung dịch DEF được thống kê dựa trên 18 tiêu chuẩn được định nghĩa trong ISO 22241. Trong đó bao gồm về hàm lượng Urea, lượng NH3, tỉ lệ Biuret, độ trong, hàm lượng chất không tan, Aldehyde, Phosphate(PO4), các kim loại nặng, tỉ trọng,….
Các tiêu chuẩn này nhằm hạn chế tối đa tác động của dung dịch lên hệ thống SCR bởi sự ăn mòn, ngưng tụ, khả năng phản ứng,…. của hợp chất DEF đối với khí thải.

Giá AdBlue

Hiện nay, giá AdBlue dao động từ và chục đến vài trăm nghìn đồng một lít tùy theo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Mỗi nhà sản xuất sẽ có tiêu chuẩn sản xuất khác nhau. Với công nghệ thấp mức độ tinh khiết của AdBlue rất hạn chế, trong đó dư lượng kim loại nặng và một số hoạt hóa để gia tăng hoạt tính của AdBlue, bảo quản động cơ,… sẽ không được các nhà sản xuất giá rẻ lưu tâm. Vì thế hãy lựa chọn nhà sản xuât uy tín để đảm bảo độ bền tối đa cho động cơ.
--------------------------------
🎯MADIN CHEM
☎️ Tel: 0242.282.3333
💎Hỗ trợ Xử lý xe sự cố 24/7 trên toàn quốc : 0886634634
📌Địa chỉ nhà máy: KCN phố nối A - Văn Lâm - Hưng Yên
🚛Kho hàng Hà Nội: 706 Nguyễn Khoái - Thanh Trì - Hoàng Mai - Hà Nội
🚛 Kho hàng Nghệ An: KCN Diễn Hồng- Diễn Châu- Nghệ An
🚛 Kho hàng Đà Nẵng: 303 Lê Đại Hành- Hoà phát- Cẩm Lệ- Đà Nẵng
🚛Kho Hàng Quảng Ngãi: 13 Lê Ngung, phường trần hưng đạo, TP Quảng Ngãi.
🚛Kho Hàng Bình Dương:45 Đào Sư Tích, KP Nội Hóa 1, P. Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương
🚛 Kho Hàng HCM: Lầu 11, 728-730 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM
Liên hệ 24/7