Công nghệ xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện hiệu quả và tiết kiệm
Nhà máy nhiệt điện cũng là nơi cung cấp nguồn điện cho Quốc Gia, cứu cánh cho các nhà máy thủy điện đang hoạt động hết công xuất. Tuy nhiên, công nghệ xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện cần phải lựa chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến để giảm phát thải độc hại ra bên ngoài môi trường.
=> Tìm hiểu thêm: Dung dịch xử lý khí thải Madin Adblue
Tại sao phải xử lý khí thải cho nhà máy nhiệt điện?
Lò hơi đốt than có khí thải chứa nhiều tro bụi, CO2, CO, SO2, SO3 và NOx, nồng độ SO2 cao vượt quá mức cho phép đối với khí thải ra môi trường.
Bụi phát sinh từ tro trong than
Tác hại của có có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là người già và trẻ em và những người mắc bệnh về hô hấp. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm có thể đi vào tận phế nang gây viêm thành phế quản, hạt nhỏ hơn 2,5µm có thể đi vào tận màng phổi và đọng lại trong đó gây viêm phổ
NOx
Khí thải Nox phát sinh từ Nitrogen tồn tại trong không khí và trong nhiên liệu khi cháy với nhiệt cao, là loại khí thải vô cùng độc hại, chúng được hình thành từ quá trình đốt cháy khí Nitơ (N2) sinh ra. Nếu con người khi hít phải loại khí này ở nồng độ rất thấp chỉ tính bằng mức phần triệu cũng đủ ảnh hưởng đến phổi.
Đặc biệt nếu bạn hít phải không khí có chứa 1% khí NO2 thì có thể gây tử vong chỉ trong một vài phút. Tuy khí thải NOx là một hợp chất độc hại nhưng chúng vẫn được tạo ra hàng ngày để phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
SO2
Là quá trình phát sinh từ hàm lượng chất lưu huỳnh trong than, không màu, không cháy, có vị hăng. Do quá trình quang hóa hay do sự xúc tác, SO2 dễ bị oxi hóa và biến thành SO3 trong khí quyển. Khí SO2 là chất có tính kích thích, dễ hòa tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp.
Để làm giảm khối lượng các chất và hạn chế tác động, các nhà máy nhiệt điện thường áp dụng những công nghệ xử lý tối ưu sau:
Bộ lọc bụi tĩnh điện (ESP)
Đây là công nghệ có hiệu suất lọc bỏ bụi tro của than lên đến 99,9%.
Là loại dung dịch rẻ tiền, dễ kiếm. Chất thải thứ cấp được đưa về dạng thạch cao, không gây ô nhiễm cho môi trường và có thể tách ra đem đi chôn lấp dễ dàng. Có tính ăn mòn thiết bị yếu, ít gây nguy hại cho thiết bị xử lý.
Bộ khử khí lưu huỳnh SOx (FGD)
Công nghệ này có hiệu suất khử khí SOx của than lên đến 98,9%.
Ca(OH)2 ngoài tác dụng hấp thụ khí SO2 còn có tác dụng làm nguội dòng khí thải nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nhiệt độ của dòng khí thải đầu ra ống khói.
Tháp hấp thụ được chọn là tháp đệm vì dòng khí có chứa bụi và tạo được bề mặt tiếp xúc lớn nên tháp sẽ có kích thước nhỏ, đảm bảo về mặt kinh tế hơn.Vật liệu đệm là vòng sứ với ưu điểm là chịu được môi trường ăn mòn tốt và chịu được nhiệt độ cao,ngoài ra còn có tác dụng kết dính bụi trong khí thải vào dung dịch hấp thụ sau đó được tách ra ở dạng cặn trong bể lắng.
Bộ khử khí NOx (SCR).
Nó có hiệu suất khử khí NOx phát sinh trong khí thải lên đến 92,6%.
Hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp khử xúc tác có chọn lọc với chất khử là NH3 và chất xúc tác là V2O5, nhiệt độ làm việc khoảng từ 300 – 4500C. Đây là phương pháp có hiệu xuất xử lý cao, nhiệt độ làm việc thấp hơn nhiều so với các phương pháp khử khác.
Trong tháp khử NOx, chất khử chọn lọc được sử dụng là dung dịch sử lý khí thải Adblue với chất xúc tác là V2O5 ở nhiệt độ khoảng 3700C. Qúa trình khử được thực hiện trên bề mặt xúc tác V2O5 tạo thành Nitơ và nước với không độc hại với môi trường.
Khí thải sau khi xử lý NOx có nhiệt độ dòng khí vẫn còn cao và chứa SO2 nên sẽ được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ dòng khí trước khi đưa vào tháp hấp thụ khí SO2.
Tìm hiểu chi tiết: Hệ thống xử lý khí thải Selective Catalytic Reduction (SCR)