Dung dịch AdBlue giải pháp hữu hiệu để xử lý khí thải
Có những ngày thành phố mù sương nhưng thực chất là chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng bởi nguyên nhân một phần do khí thải từ động cơ xe gây ra.
Nhằm giảm thiểu sự tác động của khí thải động cơ đối với môi trường, Chính Phủ đã ban hành hàng loạt quy định về tiêu chuẩn khí thải đối với tất cả các dòng xe tại Việt Nam. Theo lộ trình, hiện nay chuẩn khí thải bắt buộc tại Việt Nam là Euro 4. Vậy, tiêu chuẩn khí thải Euro là gì?
Ở Việt Nam thì sao?
Tiêu chuẩn khí thải Euro là gì?
Các khí độc hại trong khói xe phải giảm theo quy định là: CO, HC và NOx, cùng với bụi mịn PM nữa.
Năm 1993, Châu Âu áp dụng Euro 1.
Năm 1996 châu Âu áp dụng Euro 2.
Năm 2000 châu Âu áp dụng Euro 3
Năm 2005 châu Âu áp dụng Euro 4
Năm 2009 châu Âu áp dụng Euro 5
Năm 2014 châu Âu áp dụng Euro 6.
Ở Việt Nam thì sao?
- Năm 2007, áp dụng Euro 2 cho xe sản xuất mới và xe nhập khẩu mới. (Muộn hơn châu Âu 11 năm).
- Năm 2018, áp dụng Euro 4 cho xe sản xuất mới và xe nhập khẩu mới.
(Bỏ qua thời kỳ quá độ Euro 3 luôn, và muộn hơn châu Âu 13 năm).
- Hiện nay, Việt Nam áp dụng Euro 4
- Dự kiến 2022, Việt Nam áp dụng Euro 5 cho các xe nhập khẩu mới.
=> Cấp độ Euro càng cao thì hàm lượng các chất khí có hại và bụi mịn càng giảm, nghĩa là khí xả ra càng sạch.
So sánh chỉ tiêu HC + NOx (các khí Hidrocacbon và ô xit ni tơ) thì mức Euro 4 sẽ có phát thải ít hơn Euro 1 tới hơn 3 lần. và Euro thì ít hơn Euro 4 gần 2 lần. Nghĩa là khí xả ra của các động cơ Euro càng cao thì càng TRONG LÀNH. Để làm được điều đó, thì các động cơ Euro càng cao sẽ phải càng PHỨC TẠP.
- Đối với động cơ Diesel. Để đạt Euro 2, thì Động cơ dùng kim phun cơ vẫn ổn. Loại này dùng tốt và bền, vì phù hợp với điều kiện nhiên liệu tại Việt Nam. Nhưng bây bây giờ không được nhập xe mới nữa.
- Để đạt Euro 3 thì đã phải dùng kim phun điện. Loại này dùng cũng ổn vì chỉ cần mua dầu ở cây dầu, không nhiễm nước là được.
- Lên Euro 4 thì phải dùng kim phun điện và phải cộng thêm thiết bị xử lý khí thải nữa.
Xe tiêu chuẩn Euro 4 có 2 loại:
+ Loại thứ 1: Các xe từ Trung Quốc về thường dùng biện pháp này như HOWO, DONGFENG.
Họ vẫn dùng động cơ Euro 3 và dùng thêm chất xúc tác Ure - AdBlue , phun vào một buồng đốt phụ trên ống xả. Nó sẽ phản ứng hóa học làm giảm bớt CO, HC, NOx đi. Loại này không nhiều cảm biến nên cũng dễ xử lý.
+ Loại thứ 2: Các dòng xe HYUNDAI EURO 4 Hàn Quốc áp dụng. Họ nâng cấp động cơ, thêm thiết bị tuần hoàn khí xả EGR và dùng bộ lọc gốm để lọc bụi mịn. Loại này không phải đổ AdBlue. Dùng thì ổn, vì cấu tạo cũng đơn giản như động cơ xe Euro 3. Và loại này ít hỏng. Kể cả các xe nội địa Hàn Quốc đời 2008 nhập về Việt Nam đến nay 12 năm vẫn chạy tốt.
- Lên Euro 5, Euro 6: Thì các nhà sản xuất vừa phải nâng cấp động cơ và phải có thêm chất xúc tác AdBlue mới đạt được tiêu chuẩn khí thải sạch. Nghĩa là phải đổ dung dịch xử lý khí thải AdBlue.
Nếu không đổ nước AdBlue thì sao?
Lúc đó, khi tiêu hao hết dung dịch xử lý khí thải AdBlue, các cảm biến sẽ báo tín hiệu về hộp đen và phần mềm trong hộp sẽ điều khiển đóng bớt cửa hút khí lại. Lúc đó động cơ sẽ chỉ hoạt động cầm chừng. Ga không ga lên nổi, khói mù mịt. Và báo lỗi lên màn hình. Ảnh hưởng rất lớn đến động cơ xe.
Dung dịch xử lý khí thải AdBlue đóng băng trong mùa đông?
AdBlue giúp giảm khí thải độc hại từ xe cộ, thông qua việc bơm AdBlue vào ống xả của xe chạy nguyên liệu liệu diesel. Điểm đóng băng của AdBlue là -11ºC nhưng nếu nó xuống dưới mức này thì dung dịch này có thể bị hỏng. Thời hạn sử dụng của AdBlue dao động từ 6-18 tháng tùy theo điều kiện lưu trữ.