Việc đi lại quá trong nhiều giờ, xe và máy phải hoạt động liên tục..hay còn lí do nào khác khiến xe có dấu hiệu bị nóng lên thì cần xử lý như thế nào? Dưới đây là những nguyên nhân khiến xe quá nóng mà rất nhiều người không để í đến.
1. Bộ tản nhiệt bị chặn
Nước làm mát cũ, không thay đổi quá lâu và bắt đầu xuống cấp. ác hạt nổi và hình thức ăn mòn trong chất lỏng và tự gắn vào bên trong bộ tản nhiệt. Các cặn này làm giảm hoặc chặn dòng nước làm mát, khiến nhiệt độ động cơ tăng lên.
2. Ống dẫn nước rò rỉ
Các đường ống dẫn nước thường được làm bằng cao su, dùng lâu ngày dễ bị mòn, chai, dễ gãy. Nhiều trường hợp ống giòn, nứt gây rò rỉ nước làm mát. Nếu gặp trường hợp này cũng cần thay ngay để đảm bảo lượng nước làm mát không bị thiếu hụt.
3. Lỗi bơm nước
Bơm nước có tác dụng luận chuyển nước trong hệ thống làm mát. Nếu bơm hỏng thì nước sẽ không lưu thông và khiến động cơ dễ nóng hơn. Bơm nước thường có tuổi thọ khá cao nhưng một khi đã hư hỏng thì bạn cần phải thay ngay.
4. Két nước bị gỉ tắc
Nếu như quan sát thấy nước giải nhiệt có màu lạ, chứa cặn bẩn hoặc sệt lại với gỉ sét thì đó là dấu hiệu cho thấy két nước đang bị gỉ. Phần gỉ sét trên thành két đã làm biến chất nước giải nhiệt. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần thay két nước mới để đảm bảo chất lượng nước làm mát động cơ.
Két nước có khá nhiều đường ống nhỏ hẹp, khi sử dụng lâu ngày sẽ bị tích tụ cặn gỉ. Lúc đó, nước không thông được sẽ không thể giải nhiệt tốt, tăng áp lực nước lên thành két và gây rò rỉ. Cách giải quyết vấn đề là bạn cần kiểm tra việc súc két nước và đi thông két nước ngay khi có hiện tượng tắc đường ống nướ
5. Nước làm mát bị hết hoặc không đảm bảo
Nước làm mát Là dung môi có tác dụng giảm nhiệt độ động cơ, vì thế nếu khi quá nóng, hãy tự hỏi nước làm mát đã cạn chưa, hay nước làm mát có vấn đề gì, có đúng tiêu chuẩn không?
6. Quạt giải nhiệt bị hỏng
Quạt giải nhiệt khi dùng lâu trong nhiệt độ cao thường bị chảy lớp keo cách điện, khiến mô-tơ bị hỏng, cánh quạt bằng nhựa cũng sẽ dễ gãy hơn. Nếu quạt hư thì cần thay quạt mới, tránh để lâu ngày.
7. Hỏng van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt có nhiệm vụ là điều khiển dòng nước giải nhiệt qua két làm mát khi nhiệt độ tăng cao và giữ nước đó trong máy khi chưa đủ nóng để hấp thụ nhiệt. Nếu van hằng nhiẹt bị hỏng không thẻ tự động mở khi nhiệt độ nước tăng cao thì nước sẽ không lưu thông qua két làm mát, khiến nhiệt độ động cơ tăng cao, gây hư hỏng. Giải pháp là bạn cần thay van mới ngay khi van bị hỏng.
Theo chuyên gia chăm sóc xe hơi, trong những ngày hè nắng nóng, tài xế cần phải thường xuyên chú ý, kiểm tra vệ sinh cánh tản nhiệt và hệ thống giàn làm mát trên xe. Nước làm mát cần phải được thay bằng nước làm mát chuyên dụng. Vì nếu không phải nước làm mát chuyên dụng, nước này sẽ bay hơi nhanh hơn thông thường, làm cho người lái khó kiểm soát được hệ thống trong xe.
Gợi ý cách xử lý khi xe bị quá nóng
- Nếu bạn gặp 1 trong những dấu hiệu trên thì hãy tắt điều hoà và mở cửa xe để làm giảm tải cho động cơ và giúp động cơ nguội đi.
- Trong trường hợp động cơ vẫn nóng bạn hãy bật lò suởi và quạt gió. Làm như vậy sẽ truyền nhiệt từ động cơ đến khoang hành khách của xe.
- Cố gắng không đạp phanh: Trong giao thông dừng và đi, hãy bò chậm chạp, ít hơn là nhàn rỗi, thay vì di chuyển lên và sau đó phanh liên tục. Kéo phanh làm tăng tải cho động cơ và làm cho nó nóng lên. Nếu lưu lượng truy cập đang bò, chỉ di chuyển lên khi khoảng cách giữa bạn và phương tiện phía trước bạn quá lớn.
- Nếu bạn nghĩ rằng chiếc xe của bạn sắp sôi, hãy lái xe sang bên phải đường, mở mui xe và ngồi ở đó cho đến khi mọi thứ nguội đi. Hãy nhớ rằng, không mở nắp bộ tản nhiệt trong những trường hợp này và nếu động cơ của bạn bị sôi, đừng thêm nước cho đến khi động cơ khá mát trở lại.
Trên đây là những dấu hiệu xe quá nóng và quá tải hi vọng cùng cách xử lý mong anh em lưu ý thay nước làm mát cho xe để tránh tình trạng trên