7 nguyên nhân ô tô bị hụt ga và cách xử lý

 Nguyên nhân ô tô bị hụt ga và cách xử lý - Có phải xe ô tô của bạn đang gặp vấn đề: “Xe ô tô bị hụt ga hay xe bị hụt ga đầu”? Đó chính là trong những dấu hiệu cho thấy hệ vận hành xe đang gặp vấn đề cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Để có hướng khắc phục chính xác bạn cũng nên xác định nguyên nhân nào khoeesn xe ô tô bị hụt ga, cùng tìm hiểu dưới bài viết này!


1. Bộ phận lọc nhiên liệu bị tắc ngẽn:

Bộ phận lọc nhiên liệu có vị trí năm giữa kim phun và ống dẫn nhiên liệu. Bộ lọc nhiên liệu này có vai trò sàng lọc tạp chất bên trong nhiên liệu trước khi tiêu thụ.

Do vậy, trong thời gian dài sử dụng mà không vệ sinh xe sẽ khiến cho bộ lọc nhiên liệu bị bẩn thậm chí là tắc nghẽn. Điều này sẽ khiến xe không tiêu thụ được nhiên liệu sạch và là nhuyên nhân hàng đầu khi ô tô bị hụt ga.

Tham khảo thêm:


2. Lọc gió có vấn đề:

Lọc giá sẽ có công dụng sàn lọc những bụi bẩn và tạp chất để tạo ra nguồn không khí sạch. Do đó, vấn đề lọc gió xảy ra trục trặc cũng là khiến cho ô tô bị hụt ga do các chất bẩn trong không khí sẽ di chuyển trực tiếp vào trong động cơ.


Lời khuyên: Nên thay lọc gió ô tô khi cần thiết.

3. Áp suất thấp:

Để động cơ ô tô hoạt động ổn định và đều đặn thì cần phải được cung cấp một áp suất đủ lớn trong xi lanh. Nên khi áp suất quá thấp cũng là nguyên nhân ô tô bị hụt ga do sức mạnh của động cơ sẽ bị sụt giảm rõ rệt, nặng hơn thậm chí là đạp ga mà không lên.

4. Trục trặc bộ cảm biến trục cam:

Có vai trò thu thập thông tin về tốc độ của trục cam rồi chuyển dữ liệu tới mô đun. Nhờ vậy mà mô đun có sự điều chỉnh hoạt động phun, đốt nhiên liệu sao cho phù hợp. Vì vậy đồng nghĩa với việc là khi bộ cảm biến trục cam có vấn đề thì hoạt động phun và đốt nhiên liệu sẽ bị sai lệch dẫn đến tình trạng hụt ga.


5.Tắc ống xả:

Ống xả ô tô gồm có hai bộ phận lọc đó lag:

  • Lọc tiếng ồn

  • Kiểm soát lượng khí thải sẽ thải ra môi trường.

Nó có nhiệm vụ giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm không cho xả ra môi trường. Ống xả bị tắc nghẽn cũng khiến động cơ hoạt động kém đi rồi khiến xe ô tô bị hụt ga.

6. Kim phun bị hỏng:

Kim phun nhiên liệu là bộ phận thường dễ gặp trục trặc nên lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt cũng sẽ khó đảm bảo dẫn đến tăng tốc kém, hụt ga.


7.  Ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề hoặc yếu:

Ống dẫn nhiên liệu có nhiệm vụ dẫn nhiên liệu từ bính chứa tới động cơ. Nên không được phép tắc hay gặp bất kỳ trục trặc gì vì sẽ ảnh tới hoạt động của xe, công suất, áp lực đẩy kém…

Cách khắc phục ô tô bị hụt ga

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, trong hầu hết các trường hợp chủ xe phải thay mới các bộ phận bị tắc hoặc bị hỏng. Khi gặp các vấn đề phức tạp, chủ xe nên mang xe đến garage chuyên nghiệp để khắc phục. Không nên để tình trạng này quá lâu, vì lâu dần các chi tiết trên xe dễ bị bào mòn và đặc biệt nguy hiểm khi xe không tăng tốc như ý hoặc thiếu sức mạnh khi lên/xuống dốc.


Liên hệ 24/7